Đó là vì theo GS Phùng Hồ Hải (Viện Toán học,êmchínhkhoahọctừviệcdạyhọctròtrungthựrau chân vịt Viện Hàn lâm KH-CN VN), văn hóa khoa học nằm ở chỗ trò sẽ học thầy, thầy mà xấu thì kiểu gì trò cũng xấu.
Điều này thể hiện quyết tâm nỗ lực vực dậy sự trung thực, liêm chính khoa học, đồng thời cũng là giải pháp cho tình trạng thiếu liêm chính khoa học đang trở thành vấn đề nhức nhối hiện nay. Do đó, để vấn nạn này không còn điều kiện phát triển từ "trong trứng nước" thì phải giáo dục sự trung thực khoa học cho học sinh (HS) ngay trong nhà trường phổ thông, từ những bài làm văn, bài kiểm tra thường xuyên đến những sản phẩm, công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của cuộc đời.
Hai năm nay, khi áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp THPT, Bộ GD-ĐT quy định giáo viên không được ra đề kiểm tra những tác phẩm đã học trong sách giáo khoa. Trên lý thuyết, đây là một trong những thay đổi về chất giúp việc dạy và học văn không còn theo mẫu, không học tủ, không thuộc lòng - một vấn nạn trong việc học văn bấy lâu nay mà chưa có cách giải quyết. Nhiều HS đang theo học chương trình mới cho biết giờ đây học văn không còn ra rả ôn đến thuộc lòng các tác phẩm giảng dạy trong nhà trường, mà chỉ cần nắm kỹ năng để có thể vận dụng vào tất cả các đề kiểm tra. Nếu thực hiện đúng chủ trương này, hy vọng sẽ không còn những lớp HS học văn chỉ biết sao chép bài mẫu, nói những điều không phải là của mình, thiếu sự sáng tạo…
Còn với những ai quan tâm đến các hội thi khoa học kỹ thuật dành cho HS phổ thông hơn chục năm qua, việc Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Quy chế hội thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia HS THCS và THPT thay thế quy định hiện hành là một chỉ dấu Bộ đã nhìn thấy và muốn đưa các cuộc thi này về đúng tinh thần trung thực.
Lâu nay hội thi khoa học kỹ thuật dành cho HS phổ thông để lại nhiều "điều tiếng". Có năm, phụ huynh tố các đề tài được trao giải là chưa xứng đáng vì trùng lắp nội dung, kết quả các đề tài khác. Những năm qua, Báo Thanh Niênđã có nhiều loạt bài phản ánh tình trạng mua bán đề tài khoa học các cuộc thi này. Chưa kể, nhiều đề tài đoạt giải không phải do HS hoàn toàn tự làm, mà có sự hỗ trợ rất lớn từ các nhà khoa học, giảng viên các trường ĐH…
Những điều chỉnh trong dự thảo quy chế đang hướng HS đến sự trung thực, đến nội lực của HS cho một cuộc thi nhiều ý nghĩa như hạn chế sự tham gia, can thiệp của các nhà khoa học vào dự án của HS; đồng thời bỏ đi những lĩnh vực nghiên cứu quá lớn lao, không phù hợp với lứa tuổi HS. Các giáo viên hy vọng với những điều chỉnh này, cuộc thi sẽ dần trở lại với ý nghĩa ban đầu là "sân chơi" dành cho những HS thật sự đam mê nghiên cứu khoa học, chứ không vì bất kỳ một mưu tính nào của người lớn.
Những thay đổi trong giáo dục đề cao sự trung thực ngay từ nhà trường phổ thông là hướng đi bền vững trong một thế giới đầy sự biến động, thay đổi không ngừng, mà ở đó HS phải tự mình dấn thân để tìm ra chân lý của khoa học, của cuộc sống.